Định lý Wilson

Định lý Wilson

Nguồn: hackerearth

Định lý

Số tự nhiên $n>1$ là số nguyên tố khi và chỉ khi $(n-1)!\equiv n-1\ (mod \ n)$.

Ví dụ

  • Với $n=4$:

    $(n-1)!\ =6$

    $(n-1)!\ mod\ n\ =2$

  • Với $n=5$:

    $(n-1)!\ =24$

    $(n-1)!\ mod\ n\ =4 = n-1$, do $n$ là số nguyên tố.

  • Với $n=6$:

    $(n-1)!\ =120$

    $(n-1)!\ mod\ n\ =0$

  • Với $n=11$:

    $(n-1)!\ =3628800$

    $(n-1)!\ mod\ n\ =10 = n-1$, do $n$ là số nguyên tố.

  • Với $n=12$:

    $(n-1)!\ =39916800$

    $(n-1)!\ mod\ n\ =0$

Chứng minh

Mệnh đề đúng với $n=2$ và $n=3$. Ta giả sử $n>3$.

  • Chiều thuận: nếu $n$ là số nguyên tố thì $(n-1)!\equiv n-1 \ (mod \ n)$

Khi $n$ là số nguyên tố thì $gcd(a,n)=1$ với mọi $a < n$. Theo định lý Euler ta có: $a * a^{n-2} = a^{n-1} \equiv 1 \ mod\ n$ Đặt $b = a^{n-2} \bmod n$. Với mỗi $a$ thì $b$ là duy nhất và $b < n$ để $a*b\ (mod \ n) \ =1$, mặt khác $a=b$ khi và chỉ khi $a=1$ hoặc $a=n-1$ nên ta có thể tạo ra $(n-2) \over 2$ cặp số $a, b$ phân biệt như vậy. Nhân tất cả các cặp với nhau ta được

$2.3.4…(n-2) \ mod \ n = 1$

$\Rightarrow \ 1.2.3..(n-1)\ mod \ n = n-1$

$\Rightarrow (n-1)!\equiv n-1\ (mod \ n)$

  • Chiều ngược: nếu $(n-1)!\equiv n-1 \ (mod \ n)$ thì $n$ là số nguyên tố

Nếu $n$ là hợp số

$\Rightarrow$ tồn tại ước của $n$ trong khoảng $(2;n)$

$\Rightarrow \ gcd((n-1)!,n)>1$ do $(n-1)!=1.2.3…(n-1)$

$\Rightarrow \ gcd((n-1)! \bmod n,n) > 1$

$\Rightarrow \ gcd(n-1,n) > 1$ (vô lý).

Vậy $n$ phải là số nguyên tố.

  • Áp dụng

Định lý Wilson cho ta cách tính nhanh $(n-1)!\ mod \ n$ khi $n$ là số nguyên tố.

Luyện tập